Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nổi bật và được trường đào tạo nhất hiện nay. Với con số hơn 120 trường đại học trên toàn quốc có tuyển sinh trong năm 2022.
Bạn đang xem: Quản trị kinh doanh nên học trường nào
Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy cùng mình tìm hiểu xem ngành quản trị kinh doanh là gì, ngành này sẽ học những gì và có thể học ở đâu nhé.


Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh (tiếng Anh là Business Administration) là toàn bộ các công việc, hành vi quản trị can thiệp vào quá trình kinh doanh, quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể tới những công việc như: Tạo ra hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh.
Quản trị kinh doanh là ngành học có liên quan trực tiếp tới ngành Kế toán và ngành Tài chính Ngân hàng.
Chương trình học ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Quản trị dự án đầu tư, Quản trị chất lượng, rủi ro, thương hiệu, Thương mại điện tử, Khởi nghiệp, Marketing quốc tế, Quản trị bán hàng, Nghiên cứu marketing, Quan hệ công chúng, Tiền lương tiền công, Tuyển dụng và đào tạo nhân sự, Doanh nghiệp xã hội, Hành vi khách hàng…
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh
Nên học quản trị kinh doanh ở trường nào? Lấy bao nhiêu điểm?
Để hỗ trợ các bạn trong việc lựa chọn tìm hiểu và lựa chọn trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, mình đã tổng hợp danh sách các trường tuyển sinh ngành QTKD trong năm 2022 nhé.
(Danh sách các trường được chia theo từng khu vực và sắp xếp với mức điểm chuẩn từ cao xuống thấp, các bạn thuộc khu vực nào có thể kéo nhanh tới để tìm hiểu nhé.)
Danh sách các trường tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc | |
Đại học Hà Nội | 35.92 |
Đại học Thủ đô Hà Nội | 32.4 |
Đại học Ngoại thương | 27.95 – 28.45 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.75 |
Học viện Tài chính | 26.7 |
Đại học Thương Mại | 26.7 |
Học viện Ngân hàng | 26.55 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 26.04 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 26.0 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông | 25.9 |
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | 25.75 |
Đại học Thăng Long | 25.35 |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 25.3 |
Đại học Giao thông Vận tải | 25.3 |
Đại học Mở Hà Nội | 25.15 |
Đại học Hàng hải | 25.0 |
Đại học Thủy Lợi | 24.9 |
Đại học Công Đoàn | 24.65 |
Học viện Chính sách và Phát triển | 24.0 |
Đại học Điện lực | 22.0 |
Đại học Lao động – Xã hội | 20.9 |
Đại học Thái Bình | 20.0 |
Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp | 19.5 |
Đại học Phenikaa | 19.0 |
Đại học Nguyễn Trãi | 19.0 |
Đại học Mỏ – Địa chất | 18.5 |
Đại học Hùng Vương | 17.0 |
Đại học Công nghệ Đông Á | 16.0 |
Đại học Sao Đỏ | 16.0 |
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên | 16.0 |
Đại học Công nghiệp Việt Hung | 16.0 |
Đại học Hòa Bình | 15.1 |
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị | 15.0 |
Đại học Đại Nam | 15.0 |
Đại học Phương Đông | 15.0 |
Đại học Hải Phòng | 15.0 |
Đại học Hải Dương | 15.0 |
Đại học Tây Bắc | 15.0 |
Đại học Công nghiệp Việt Trì | 15.0 |
Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên | 15.0 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định | 15.0 |
Đại học Việt Bắc | 15.0 |
Đại học Thành Đông | 15.0 |
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh | 15.0 |
Đại học Dân lập Hải Phòng | 15.0 |
Đại học Hoa Lư | 14.0 |
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | |
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội | |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | |
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | |
Đại học Hạ Long | |
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên | |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng | 26.0 |
Đại học Nha Trang | 23.0 |
Đại học Kinh tế Huế | 22.0 |
Đại học Tây Nguyên | 21.0 |
Đại học Đà Lạt | 17.5 |
Đại học Vinh | 17.0 |
Đại học Tài chính – Kế toán | 15.0 |
Đại học Khánh Hòa | 15.0 |
Đại học Quảng Bình | 15.0 |
Đại học Quy Nhơn | 15.0 |
Đại học Phan Thiết | 15.0 |
Đại học Phạm Văn Đồng | 15.0 |
Đại học Phan Châu Trinh | 15.0 |
Đại học Hồng Đức | 15.0 |
Đại học Yersin Đà Lạt | 15.0 |
Đại học Hà Tĩnh | 15.0 |
Đại học Đông Á | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh | 14.5 |
Đại học Phú Xuân | |
Đại học Kinh tế Nghệ An | 14.0 |
Đại học Quang Trung | |
Đại học Duy Tân | |
Đại học Đà Nẵng phân hiệu KonTum | 14.0 |
Đại học Thái Bình Dương | 14.0 |
3. Khu vực TP HCM và miền Nam | |
Đại học Tôn Đức Thắng | 35.1 – 36.0 |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM | 29.0 |
Đại học Ngoại thương cơ sở 2 | 28.05 – 28.55 |
Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM | 24.8 – 27.1 |
Đại học Luật TPHCM | 24.5 – 26.75 |
Đại học Mở TPHCM | 26.4 |
Đại học Ngân hàng TPHCM | 26.25 |
Đại học Sài Gòn | 24.26 – 25.26 |
Đại học Kinh tế TPHCM | 26.2 |
Đại học Tài chính – Marketing | 25.9 |
Đại học Cần Thơ | 25.75 |
Đại học Công nghiệp TPHCM | 25.5 |
Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM | 25.0 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TPHCM | 25.0 |
Đại học Nông lâm TPHCM | 24.5 |
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM | 23.75 |
Học viện Hàng không Việt Nam | 23.4 |
Đại học An Giang | 23.0 |
Đại học Nam Cần Thơ | 23.0 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 22.0 |
Đại học Đồng Nai | 20.5 |
Đại học Công nghệ TPHCM | 19.0 |
Đại học Văn Lang | 19.0 |
Đại học Văn Hiến | 19.0 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 19.0 |
Đại học Đồng Tháp | 19.0 |
Đại học Thủ Dầu Một | 17.5 |
Đại học Tiền Giang | 17.0 |
Đại học Hoa Sen | 16.0 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15.0 |
Đại học Công nghệ Đồng Nai | 15.0 |
Đại học Tân Tạo | |
Đại học Quốc tế Miền Đông | 15.0 |
Đại học Trà Vinh | 15.0 |
Đại học Cửu Long | 15.0 |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu | 15.0 |
Đại học Tây Đô | 15.0 |
Đại học Lạc Hồng | |
Đại học Hùng Vương TPHCM | 15.0 |
Đại học Gia Định | |
Đại học Công nghệ Sài Gòn | |
Đại học Bạc Liêu | 15.0 |
Đại học Kinh tế công nghiệp Long An | 15.0 |
Đại học Bình Dương | |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15.0 |
Đại học Võ Trường Toản | 15.0 |
Đại học Việt Đức | |
Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương | 14.0 |
Đại học Công nghệ Miền Đông | 15.0 |
Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM | |
Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ |
Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 28.45 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Quản trị kinh doanh
Muốn xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh có thể thi khối nào?
Để xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học phía trên, các bạn có thể tham khảo các khối xét tuyển sau:
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)Khối A01 (Toán, Lý, Anh)Khối D01 (Văn, Toán, Anh)Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)Khối C00 (Văn, Sử, Địa)Khối C01 (Văn, Toán, Lý)Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)Khối C04 (Văn, Toán, Địa)Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)Khối D10 (Toán, Địa, Anh)Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sẽ học những môn gì?
Mỗi trường sẽ có những chương trình đào tạo chuyên ngành riêng tuy nhiên sẽ có nhiều điểm tương đồng với nhau và không có quá nhiều sự khác biệt. Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành QTKD của trường Đại học Sài Gòn nhé.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam |
Tiếng Anh I, II, III |
Pháp luật đại cương |
Phương pháp Nghiên cứu khoa học |
Toán cao cấp C1, C2 |
Quy hoạch tuyến tính |
Xác suất thống kê A |
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ |
Học phần bắt buộc |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Luật kinh doanh |
Marketing căn bản |
Kinh tế lượng |
Quản trị học |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Nguyên lý kế toán |
Quản trị nguồn nhân lực |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
Học phần tự chọn |
Nghệ thuật lãnh đạo |
Văn hóa doanh nghiệp |
Tâm lý học quản trị kinh doanh |
II. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Đạo đức kinh doanh |
Quản trị chiến lược |
Quản trị Marketing |
Quản trị tài chính |
Quản trị sản xuất |
Logistics |
Thuế |
Kế toán quản trị |
Hành vi tổ chức |
Tin học ứng dụng |
Tiếng Anh giao tiếp thương mại |
II. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Quản trị dự án đầu tư |
Quản trị chất lượng |
Quản trị rủi ro |
Quản trị thương hiệu |
Khởi nghiệp |
Thương mại điện tử |
Marketing quốc tế |
Học phần tự chọn |
Quản trị bán hàng |
Nghiên cứu Marketing |
Quan hệ công chúng |
Tiền lương, tiền công |
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự |
Lý thuyết phát triển bền vững |
Doanh nghiệp xã hội |
Hành vi khách hàng |
V. THỰC TẬP |
Thực tập tốt nghiệp |
VI. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ |
Khóa luận tốt nghiệp |
hoặc |
Các học phần thay thế: |
Quản trị doanh nghiệp |
Quản trị kinh doanh quốc tế |
Giao tiếp trong kinh doanh |
Các học vị ngành Quản trị kinh doanh
Để có cơ hội thăng tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp sau này, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tiếp tục học để tăng học vị ngành quản trị kinh doanh của mình.
Ứng với các học vị ngành này, các bạn sẽ có những vị trí công việc khác nhau. Ở đây mình sẽ không bàn tới vấn đề lương bởi nó quá khập khiễng để so sánh trong phần này.
Các học vị ngành Quản trị kinh doanh bao gồm:
Cử nhân Quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration – BBA): Là học vị các bạn sẽ đạt được sau khi trải qua 4 năm đào tạo ngành Quản trị kinh doanhThạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration – MBA): Là bậc học sau đại học đầu tiên của ngành QTKD, thường sẽ học trong khoảng 1,5 – 2 năm. Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, tuy nhiên hãy lựa chọn nơi học uy tín nhéTiến sĩ Quản trị kinh doanh (Doctor of Business Administration – DBA): Các nghiên cứu sinh lĩnh vực QTKD được trao bằng tiến sĩ ngành quản trị kinh doanhTiến sĩ Quản lý (PhD in Management): Là học vị cao nhất trong ngành Quản lý
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Nói thực với các bạn, ngành Quản trị kinh doanh là một ngành nhưng mà đa nghề. Có thể làm hàng trăm công việc sau khi tốt nghiệp ngành này ra trường các bạn nhé. Dưới đây là những công việc ngành QTKD dành cho bạn:
Nhân viên kinh doanh: Đây là công việc đầu tiên bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh. Với công việc này, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất tốt. Ngoài ra có thể xây dựng rất nhiều mối quan hệ từ công việc này.Sales Admin: Làm việc ở bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm tư vấn, nhận thông tin khách hàng và phân chia các dữ liệu này cho các nhân viên kinh doanh. Kiểm tra thông tin và xử đơn hàng trên hệ thống phần mềm.Giảng viên Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạoGiảng viên kinh tếNhân viên tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm các công việc liên quan tới chế độ chính sách, tiền lương, lên kế hoạch bảo hộ lao động, đào tạo và huấn luyện nhân sự. Thực hiện nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn, thực hiện làm hồ sơ đề nghị thanh toán đau ốm, nghỉ thai sản…Chuyên viên tư vấn giải pháp quản lý doanh nghiệp: Công việc này sẽ giúp bạn có tể gặp gỡ và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp phục vụ cho việc khởi nghiệp, kinh doanh riêng sau nàyChuyên viên kiểm soát nội bộ tập đoàn: Thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy chế, quy trình hoạt động của các bộ phận khác trong công ty. Kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện tài chính, ngân sách, sản xuất cung ứng, các chương trình kinh doanh và marketing. Rà soát rủi ro và đánh giá, chủ động kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh, đề xuất để hạn chế và nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro cho công ty…Quản lý chi nhánh: Tham mưu định hướng phát triển, tư vấn hoạch định công tác quản trị, tư vấn xây dựng hệ thống quản lý. Nghiên cứu và phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch marketing, xây dựng kế hoạch quản lý và phân bổ ngân sách, xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu…Đại diện thương mại: Thực hiện các công việc giám sát hệ thống đại lý, nhà phân phối, quản lý, phụ trách các nhiệm vụ kinh doanh, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới, hỗ trợ, tư vấn bán hàng cho đại lý, ….Giám sát hệ thống NPP, đại lý…Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm vận hành, quản lý hoạt động và cả bộ phận kinh doanh. Dựa vào chiến lược công ty để xây dựng kế hoạch hoạt động hiệu quả. Điều hành sơ đồ tổ chức theo sự phân công của Ban giám đốc, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch và chiến lược phát triển. Phát hiện các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai kế hoạch. Thực hiện nhiệm vụ định kỳ như lập và báo cáo kế hoạch tuần cho hội đồng quản trị, ban điều hành công ty. Quản lý kế hoạch tuần các đơn vị của chi nhánh, thực hiện các công tác khác theo quy định.
… và rất nhiều công việc khác nữa.
Theo ý kiến cá nhân của mình, toàn bộ các công việc của ngành quản trị kinh doanh đều rất quan trọng, chúng giúp bạn nâng cao kiến thức, thu về lượng lớn kinh nghiệm trước khi tự mình bắt đầu kinh doanh và tạo dựng sự nghiệp của riêng các bạn. Hãy nhớ, quản trị kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn, người làm quản trị phải có kiến thức sâu rộng đa lĩnh vực để có thể kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả nhất.
Mức lương ngành Quản trị kinh doanh
Mức lương bình quân của ngành Quản trị kinh doanh từ 7 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc.
Mức lương của sinh viên mới ra trường ngành này từ 7 – 9 triệu đồng/tháng.
Những tố chất quan trọng cần có của nghề
Ngành nghề nào cũng vậy, để thành công rất cần những tố chất cần thiết. Điều này sẽ giúp các bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và trọn vẹn hơn, từ đó vận dụng và áp dụng thực tiễn một cách chuẩn xác nhất.
Các tố chất nên có của ngành này bao gồm:
Đam mê kinh doanh và làm giàuCó khả năng tiên đoán tình hìnhCó tố chất thích làm lãnh đạo (người đứng đầu chứ không phải bố đời hay mẹ thiên hạ đâu các bạn nhé)Có khả năng quản lý đội nhóm tốtBiết cách truyền đạt, diễn tả, giao tiếp từ tốt tới xuất sắcBiết cách sắp xếp và phân công công việcCó khả năng chịu áp lực cao, thích cạnh tranhBiết cách lên kế hoạch và chiến lược phù hợp
Với có được những tố chất trên, bạn đã khá phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh rồi đấy. Phần còn lại chính là quyết định của bạn thôi.
Xem thêm: Biểu Thức Đúng Của Định Luật Ôm Là I=R/U, Công Thức Định Luật Ôm
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ hiểu biết cá nhân và tổng hợp thông tin từ một số trường đại học. Hi vọng phần nào giúp ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai của các bạn.